Làm thế nào để đo lường hiệu quả nội dung và mức độ lan truyền của Facebook Fan Page ?

Làm thế nào để đo lường hiệu quả nội dung và mức độ lan truyền của Facebook Fan Page ? –>Facebook Fan page với chỉ số Impressions và Feedback

Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi ứng dụng loại hình Social Media này. Chỉ số Impressions và feedback chính là câu trả lời của Facebook. Bạn đã có khái niệm gì về hai chỉ số quan trọng này của facebook chưa ?

Lí do mình muốn post bài này và chia sẻ với cả nhà về ý nghĩa của 2 chỉ số trên đó là, gần đây, mình có nghe thấy một số chủ xị fan page thường xuyên đặt ra những câu hỏi đại loại như thế này: “ Tại sao Status, Link, Post, Note ….tớ post tại Wall của Fan Page lại không xuất hiện ở News Feed của fan…thậm chí là news feed của tớ – chủ nhân của fan page @_@ ?” Muốn hiểu được ý nghĩa của 2 chỉ số Impressions và Feedback bạn cần giải đáp được câu hỏi này trước đã. Ok la ! Ok la ! Đó là một thắc mắc và cũng là một nhu cầu rất chính đáng của chúng ta, những marketer hoạt động trong môi trường Social Media. Để giải đáp thắc mắc này, bạn cần hiểu một số đặc điểm cơ bản của hệ thống News Feed mà Facebook thiết kế. Khi click vào mục Home sau khi đã sign in vào Facebook bạn sẽ được đưa ngay đến News Feed để xem các cập nhật từ bạn bè của mình. Tại đây bạn lại có 2 mục đó là “Top News” và “Most Recent”. “Top News” là mục mặc định của News Feed khi chúng ta click vào “Home”. Thông tin câp nhật trong mục này là những nội dung “hot” nhất mà Facebook lựa chọn và show ra cho bạn thấy theo quy luật và thang điểm đánh giá của thuật toán Edge Rank. Nói một cách giản dị, đó là tập hợp những thông tin từ bạn bè mà Facebook cho rằng là “hấp dẫn đối với bạn” theo cách mà “hắn” đánh giá, sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Mục kế bên “Top News” là “Most Recent”, đúng như tên gọi của nó, đây là tập hợp tất cả những Status, Post, Link….được cập nhật theo thời gian thực (real time) từ bạn bè trong list của bạn. Cái nào mới nhất thì lên trên đầu, cũ thì xuống dưới. Ok ! sau khi đã hiểu cơ chế cập nhật thông tin của facebook, giờ chúng ta hãy quay lại với câu hỏi ban đầu: “ Tại sao Status, Link, Post, Note tớ post tại Wall của Fan Page lại không xuất hiện ở News Feed của Fan tớ…thậm chí là news feed của tớ – chủ nhân của fan page @_@ ?”

Để lí giải cho câu hỏi này, bạn hãy thử đặt ngược vấn đề lại xem sao. Nếu bất cứ nội dung gì bạn post tại wall của fan page đều xuất hiện tại trang đầu news feed của fan và các fan này thực sự còn like hơn 100 page khác, vậy Facebook sẽ chọn nội dung nào để show lên trước đây vì không thể đủ chỗ mà chứa hết các feed này trong trang đầu tiên @_@ trang mà có lẽ bạn sẽ xem nhiều nhất . Bạn nên nhớ, 1 profile có thể like tối đa 500 fan page đó nha ! Chính vì thế, Facebook “đối xử” với Profile và Fan Page tại News Feed (mà cụ thể là Top News) là như nhau và tuân theo thang điểm đánh giá của thuật toán EdgeRank.

Để mô tả cái thuật toán này thì thật là dài dòng, nhưng nói một cách đơn giản đó là nội dung Fan Page của bạn càng được nhiều người Like, comment và share thì khả năng bạn xuất hiện tại trang đầu của fan càng cao. Và bạn biết gì không, nếu bạn ít khi comment và like nội dung của một fan page nào đó (thậm chí bạn chưa là fan) nhưng bạn bè của bạn lại rất thích và thường xuyên tương tác với fan page ấy thì khả năng nội dung của trang đó cũng sẽ xuất hiện nhiều tại news feed của bạn. Đó là điều kì diệu của thuật toán EdgeRank đó hehe.

Do vậy, mục tiêu của các chủ xị Fan Page là phải tạo ra những nội dung thật “ngon, bổ”, kết hợp với kĩ thuật viral khéo léo để có thể xuất hiện tại trang đầu “Top News” của các fan càng nhiều càng tốt.

Đến đây, một câu hỏi khác lại xuất hiện:” Làm thế nào để biết được rằng nội dung của fan page có đến được với công chúng hay không ?” Đây là lúc chúng ta sẽ nói tới ý nghĩa của chỉ số Impressions và Feedback. Mỗi post của fan page do admin post đều được đo lường bởi 2 chỉ số này.

Impressions là số lần mà post của bạn được tải (render) trong trình duyệt của người dùng khi họ truy cập bất cứ trang nào của facebook. Một Impression được tính trong các trường hợp sau:

Post của bạn được load (chưa cần phải click vào) tại News Feed của người dùng Facebook. Người dùng truy cập thẳng vào fan page wall của bạn và post được load (chưa cần phải click). Nếu một người dùng F5 trang hiện tai, hoặc quay lại trang đã có post của bạn thì vẫn được tính là 1 impressons. Đôi khi bạn sẽ thấy chỉ số này lớn hơn cả số lượng fan bạn hiện có. Đó là ví có khi 1 người dùng f5 hoặc load nhiều lần trang của bạn hoặc post của bạn xuất hiện tại news feed của những người thậm chí chưa là fan của page – đó là một điều đáng mừng đúng không nào các bạn ?

Feedback là tỉ lệ số lượng tương tác của người xem (like, comment, share) trên tổng số Impressions (x100). Chỉ số này sẽ thể hiện hiệu quả của nội dung mà bạn post, xem nó có đủ “ngon” để người dùng phải tham gia tương tác. Feedback cũng tương tự chỉ số CTR – Click Through Rate trong quảng cáo banner đó các bạn.

Chỉ số Feedback càng lớn trong khoảng thời gian càng nhỏ thể hiện mức độ thành công của người làm nội dung nói riêng cũng như fan page nói chung. Chỉ số này càng lớn cũng đồng nghĩa với việc fan page của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện càng nhiều tại news feeds của fan cũng như fan page nói chung. Như vậy, từ đây bạn sẽ có thể biết được hiệu quả và tốc độ lan truyền của fan page đến người dùng facebook rồi nhé.

Trong quá trình phát triển, Facebook có những thay đổi bị người dùng phản đối rất nhiều (như cái layout mới nè) nhưng cũng có những phát kiến rất hay đặc biệt là đối với fan page, dần biến nó thành một công cụ tiếp thị và truyền thông hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như các Social Media Marketer.

Nói tóm là, một trong những mục tiêu của các nhà tiếp thị mạng xã hội là làm sao có thể tận dụng tối đa môi trường Facebook để tạo ra những nội dung thật “ngon, bổ” và có giá trị cho cộng đồng mạng nhằm tiếp cận được càng nhiều đối tượng tập trung và kích thích sự tương tác của họ thông qua các kĩ thuật viral. Fan Page cũng tương tự như một website. Để phát triển một website bạn cần làm SEO để Google tìm thấy web và đưa nó tới người dùng Internet. Để phát triển một Fan Page bạn cần biết cách xây dựng nội dung hay, viral hiệu quả và khéo léo để có thứ hạng cao tại News Feed. Tuy nhiên, môt Fan page có những lợi thế nhất định hơn so với một website sơ sinh. Fan Page giống như một gian hàng tại một hội chợ đông đúc, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Nó sẽ tiết kiệm công sức và kinh phí cho bạn rất nhiều so với việc phải cặm cụi phát triển một website từ con số 0 (mặc dù website là ngôi nhà không thể thiếu). Nhưng dù phát triển fan page hay website bạn cũng đều cần có sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Đừng hỏi tại sao fan page của mình mới mở mà chẳng thấy xuất hiện ở news feed tí nào.

Blog Mr Thắng mrthang.net – Chia sẻ – mình mix lại theo ý mình 🙂 Lưu ý là hiện nay page của mình ko còn chức năng impression và feedback nữa, mình up lên mang tính chất để tham khảo thôi =))

Bình luận về bài viết này